Xin hỏi nguồn gốc và ý nghĩa của biểu tượng Tháp Bút - Đài Nghiên ở Hồ Gươm
Mỗi người đều là chuyên gia trong lịnh vực bạn đam mê ! Đăng ký và cùng chia sẻ kiến thức nào
reshown by
15,544 views
1 vote
1 vote
closed

  Đến thăm thủ đô Hà Nội, đi dạo quanh Hồ Gươm, ai ai cũng sẽ bắt gặp những hình ảnh quen thuộc: Tháp Bút - Đài Nghiên - cầu Thê Húc - đền Ngọc Sơn .

                                       Tháp Bút - Đài Nghiên

Nguyễn Văn Siêu ?

Nhưng bản thân mỗi người đều chưa hiểu rõ lắm về nguồn gốc và ý nghĩa của Tháp Bút - Đài Nghiên..?

reshown by
User Avatar
by Editor
3.1k points

2 Answers

–1 vote
–1 vote
 
Best answer

( bổ sung )

 

Đài Nghiên

Đài Nghiên ( Photo by Nguyễn Tân Vinh )


Đặc biệt trên thân của nghiên có khắc một bài minh mà tác giả lại cũng là Nguyễn Văn Siêu. Chỉ có 64 chữ (Hán) nhưng ý tứ thật hàm súc, với ý tứ rằng: Xưa lấy hốc đất làm nghiên, nay phải có một cái nghiên lớn, tách từ đá ra, để đứng bên mà nghiền ngẫm. Cái Nghiên chẳng có hình dáng, không vuông, không tròn, không cao, không thấp, ở ngôi chính giữa, cúi soi hồ Gươm, ngửa trông gò Bút đá, ứng vào sao Thai mà làm ra mọi biến đổi, ngậm nguyên khí mà mài hư không, dùng vào mọi việc thật kỳ diệu.
Ý là nếu "Bậc trên" biết trọng kẻ sĩ thì có thể làm được nhiều việc cho đất nước.
Đó là một cái cửa cuốn trên có bê một cái nghiên bằng đá tạo theo hình nửa quả đào. Ở thành Nghiên có khắc bài minh do thần Siêu soạn, với ý tứ rằng: Xưa lấy hốc đất làm nghiên, nay phải có một cái nghiên lớn, tách từ đá ra, để đứng bên mà nghiền ngẫm. Cái Nghiên chẳng có hình dáng, không vuông, không tròn, không cao, không thấp, ở ngôi chính giữa, cúi soi hồ Gươm, ngửa trông gò Bút đá, ứng vào sao Thai mà làm ra mọi biến đổi, ngậm nguyên khí mà mài hư không, dùng vào mọi việc thật kỳ diệu. Toàn văn bài minh bằng chữ Hán đó có nghĩa như sau:


"Xưa kia
Khoét đất làm nghiên
Chú kinh Đạo Đức
Đẽo đá làm nghiên
Viết sách Xuân Thu
Hòn đá cái nghiên
Không hẳn hình gì
Không vuông không tròn
Khéo chứa được việc
Không cao không dưới
ở vào chính giữa
Cúi nhìn Hoàn Kiếm
Ngửa trông ngọn bút
ứng "Bậc trên" trả lời rõ ràng
Ngậm nguyên khi cọ với hư không".


Phương Đình Nguyễn Văn Siêu không nói ró chủ ý của bài mình, nhưng người đọc vẫn dễ dàng nhận ra ý nhắc bảo của Nguyễn Văn Siêu: "Bậc trên" nếu khéo chứa, biết trọng kẻ sĩ thì có thể làm được nhiều việc.
Nguyễn Văn Siêu xây Đình Trấn Ba gần kề bờ nước và kể trong bia dựng ở Đình: Đình Trấn Ba ngụ ý: Núi đá Chỉ Trụ trấn chặn dòng văn (văn lan Chỉ Trụ) có ý nhắc người đời phải trấn chặn làn sóng văn hoá không lành mạnh từ nơi khác tràn đến.
Văn bia trên bia dựng ở Đình Trấn Ba còn nêu ý: Muốn bứt nhổ tục thờ Văn Xương Đế quân- Thần ban phát công danh phúc lộc không phải dễ. Ý rằng: Cần xoá tục thờ Thần ban phát công danh phúc lộc, để giữ bản sắc văn hoá Thăng Long.
Ở hai cột trước Đình Trấn Ba đề câu đối:
"Kiếm hữu di linh quang nhược thuỷ
Văn tòng đại khối thọ như sơn"
Nghĩa: "Kiếm vốn sắc bén sáng tựa nước
Văn vì đất nước thọ như sơn".
  Có ý kể với mọi người rằng: Cố đô chúng ta, đất nước chúng ta vốn có truyền thống văn võ, nếu biết kết hợp cả văn và võ có thể chống được giặc xâm lược.
Nguyễn Văn Siêu trong hoàn cảnh ngặt nghèo oan khuất vẫn bình tâm xây Tháp Bút, Đài Nghiên, Đình Trấn Ba, nêu những vấn đề cấp thiết phải làm để giữ nước, để bảo vệ văn hoá cố đô. Cụ là một nhân cách lớn.
Giờ đây, từ Tháp Bút, Đài Nghiên, Đình Trấn Ba, ta nhận ra khí tiết của Phương Đình Nguyễn Văn Siêu, của sĩ phu Hà thành ở nửa cuối thể kỷ XIX. Dù ở hoàn cảnh ngặt nghèo nào cũng hết mình vì đất nước.
  Cuối cùng, cũng xin nêu về một ý kiến đã từng nêu ra cũng trong một bài báo cách đây trên hai chục năm mà một số người ngày nay vẫn muốn lặp lại. Đó là ý kiến cho rằng các cụ ta xưa giỏi lắm, thâm thúy lắm, khi xây Tháp Bút, Đài
Nghiên: Cứ sáng ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch khi mặt trời mọc thì bóng của ngòi bút chấm đúng vào lòng Nghiên mực!
Điều đó là không hợp lý! Trong thực tế, không bao giờ có sự kiện thiên văn ấy. Vì mặt trời chuyển động trên vòm trời, tức là chuyển động biểu kiến, được 1 vòng mất 365,2422 ngày. Một năm Dương có 365 hoặc 366 ngày, tùy theo năm đó là năm nhuận hay không nhuận.
Một năm lịch Âm, nếu là năm thường có 354 ngày hay 355 ngày; còn nếu là năm nhuận thì có 383 hay 384 ngày. Nếu như lúc mặt trời mọc, đỉnh ngọn Bút Tháp mà chấm đúng vào giữa lòng nghiên mực vào một ngày nào đó, thì phải đúng một năm Dương sau, hiện tượng đó mới lặp lại, và một năm sau nữa mới lại như vậy. Cái nghiên mực cũng rộng, nên việc đó có thể lệch đi một hay hai ngày, nhưng không thể lệch đi 1 tháng. Bởi thế, việc đó nếu xảy ra vào một ngày cố định trong năm thì chỉ có thể theo lịch Dương vì độ dài các năm khác nhau 1 ngày, không thể theo lịch Âm vì độ dài các năm có thể khác nhau đến 1 tháng (29 hay 30 ngày). Và như vậy không thể nào có hiện tượng cứ mùng 5 tháng 5 lịch Âm mặt trời lại chiếu dọi đỉnh ngọn Bút Tháp vào đúng lòng nghiên đá được. Cho nên chỉ có thể coi đây là chuyện "nói trạng" mà thôi.
 **Tấm bia nhan đề Ngọc Sơn đế quân từ ký (Bài ký đền Ngọc Sơn đế quân) do Vũ Tông Phan soạn năm Quý Mão (1843), hiện còn trong đền mách rằng: Đời Lê sơ, đây là nơi các vua thường ra câu cá, có xây một cái đài gọi là Điếu đài (đài câu). Sau đó, tại đây người ta dựng ngôi đền thờ Quan Đế (tức Quan Vũ, tướng đời Thục Hán, nổi tiếng là trung nghĩa). Sang đời Nguyễn Gia Long, ông Tín Trai người làng Nhị Khê mở rộng ngôi đền Quan Đế thành chùa Ngọc Sơn (Ngọc Sơn tự), trước chùa xây một gác chuông. Đến khoảng Nguyễn Thiệu Trị, các con ông Tín Trai nhượng chùa này cho hội Hướng Thiện (một hội do các nhà nho lập ra, vốn thờ thần Văn Xương là thần coi về văn chương thi cử ). Hội này liền bỏ gác chuông, xây ở chỗ đó một nếp đền thờ Văn Xương. Công việc xây dựng bắt đầu từ mùa đông Tân Sửu (1841) đến mùa thu Nhâm Dần (1842) thì hoàn thành và đổi chùa ra đền tức Ngọc Sơn từ.
 ( nguồn: wikipedia,UEB )

selected by
User Avatar
by Editor
5.6k points
–1 vote
–1 vote

"Đài Nghiên, tháp Bút chưa mòn

Hỏi ai gây dựng lên non nước này" 

Tháp Bút

Năm 1865, Nguyễn Văn Siêu xây dựng Tháp Bút , Đài Nghiên.

Đài Nghiên

Câu ca ấy như nhắc nhở lớp lớp người dân Việt Nam luôn nhớ đến công lao xây dựng non nước của cha ông ta.

   Tháp Bút trầm mặc, Đài Nghiên lửng lơ, Đình Trấn Ba vững vàng bên mép nước hồ Gươm, từ lâu đã là một nét văn hoá của Thủ đô, đã in sâu vào tâm trí của người Hà Nội, của nhân dân cả nước. Tháp Bút - Đài Nghiên bên hồ Hoàn Kiếm trước cửa đền Ngọc Sơn là một công trình kiến trúc độc đáo, nổi tiếng của Thăng Long từ nhiều đời nay. Người có công lao và trí đức sáng tạo nên chúng là Nguyễn Văn Siêu, quê làng Kim Lũ (tục gọi Kẻ Lủ), huyện Thanh Trì, nay thuộc phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, Hà Nội.

Ông sinh năm Kỷ Mùi (1799), qua đời năm Nhâm Thân (1872). Là danh sĩ đời vua Tự Đức, tên tự Tốn Ban, tên hiệu Phương Đình. Ông đậu phó bảng năm 39 tuổi, làm quan đến chức Kiểm thảo Viện Hàn Lâm, rồi trải qua các chức vụ Chủ sự Bộ lễ, Thị giảng học sĩ... Ông là bạn thân của danh sĩ Cao Bá Quát, kém ông 10 tuổi (Kỷ Tỵ 1809- Giáp Dần 1854). Thời ấy trong nhân dân có câu Thần Siêu, Thánh Quát để ca ngợi tài năng xuất chúng hơn người của hai ông. Thần Siêu còn lưu lại cho hậu thế nhiều tác phẩm văn học, triết học, địa chí... rất có giá trị. Hiện nay ở Thủ đô Hà Nội có phố mang tên Nguyễn Văn Siêu.

   Trong nền văn hoá Hán Nôm thì bút và nghiên được coi trọng với tư cách là báu vật vô cùng quý giá, tượng trưng cho văn học thành văn của dân tộc Việt Nam cổ trung đại. Bút - nghiên- mực - giấy (giấy bản) được coi là 4 vật báu ở phòng văn (văn phòng Tứ Bảo).

   Nguyễn Văn Siêu khi làm án sát Hưng Yên, năm 1854 khi triều đình Huế bàn bạc về việc bỏ đê đã gửi sớ xin khẩn thiết giữ đê, vì kinh nghiệm cho hay: Hàng năm, nếu không hộ đê, khi lũ thượng nguồn tràn về, dân Phú Thọ, Sơn Tây, Hưng Yên, Sơn Nam nơm nớp lo sợ. Đê nơi nào vỡ, thì dân nơi đó mất lúa, nhà trôi, phải chịu cảnh màn trời chiếu đất, lòng người ly tán. Có giữ đê mới giúp dân có cuộc sống ổn định. Lời sớ không hợp ý vua Tự Đức. Thế là Cụ Siêu bị hạ 3 cấp, cho cáo quan. Trở về chốn cũ ở Giang Nguyên, huyện Thọ Xương, Hà Nội, Cụ Siêu lại chăm lo giảng bài cho môn sinh, tận mắt chứng kiến nhiều đền, chùa, miếu mạo bị huỷ hoại, bị làm mất những giá trị vốn có.

Như chùa Ngọc Sơn đã bị thời gian huỷ hoại, trên nền chùa quan Nguyễn Tín xây miếu thờ Quan Công, gác chuông chùa Ngọc Sơn bị các vị trong hội phả Ngọc Sơn lớp cũ phá dỡ, xây miếu thờ Thần ban phát công danh phúc lộc, trái với tập tục của Thăng Long.

Trước cảnh nhiều đền chùa bị huỷ hoại, thay vào đó là những đền đài thờ cúng trái với điển lễ, Nguyễn Văn Siêu đã tìm cách cứu vãn.

Tại Hậu cung Đền Ngọc Sơn đặt thêm 2 ban thờ: Ban thờ các Tôn Thần Sông Núi bản địa (Việt Nam); Ban thờ Thượng phụ Đại Vương Trần Hưng Đạo đã làm cho đền Ngọc Sơn không còn là nơi chỉ thờ các vị Thánh Thần Trung Hoa mà thờ cả các vị Thánh Thần Việt Nam.

Phía ngoài đền Ngọc Sơn, Phương Đình Nguyễn Văn Siêu cùng sĩ phu Hà Thành quyên góp tiền bạc, tao dựng Tháp Bút, Đài Nghiên, Đình Trấn Ba nêu những vấn đề nội cộm của thời đó.

  Năm Ất Sửu (1865), Nguyễn Siêu dựng Tháp Bút, bài trí ở mặt tháp quay ra hồ Hoàn Kiếm, tháp Bút được xây bằng gạchTháp vuông có năm tầng, cao cả thảy 28m. Đỉnh là một ngòi bút dựng ngược. Cả cán và ngòi cao 0,9m. Trên thân ba tầng giữa có khắc theo chiều dọc ba chữ Tả Thanh Thiên có nghĩa và Viết (lên) trời xanh. , dựng trên ngọn núi do đá xếp (núi Độc Tôn), đường kính 12m, cao 4m. Tháp được xây trên gò “núi Độc Tôn”- Gò này tượng trưng cho 1 ngọn núi (theo thuật phong thủy cổ, cao nhất thốn giả vi sơn tức là chỉ cần cao một tấc thì cũng là núi rồi), được đắp để kỷ niệm cuộc dẹp yên ở núi Độc Tôn, Phổ Yên, Thái Nguyên.

  Có lẽ cũng nên ghi nhớ thêm là cùng lúc đắp núi Độc Tôn ở bờ Đông hồ thì chúa Trịnh còn cho đắp núi Ngọc Bội bên bờ Tây hồ (Ngọc Bội ở trên Phổ Yên là ngọn núi mà nhà Trịnh đóng quân, còn Độc Tôn là doanh trại của Nguyễn Danh Phương). Cạnh núi có cung Khánh Thụy. Sang đời Lê Chiêu Thống đã cho đốt cung này, song tên thì còn lưu lại ở 2 ngôi làng ở 2 bên cung là Tả Khánh Thụy và Hữu Khánh Thụy. Sang đời Nguyễn 2 làng này nhập vào làng Báo Thiên thành làng Báo Khánh. Nay còn phố Báo Khánh là di tích.

  Tháp là biểu tượng văn vật. Núi biểu tượng võ công. Tháp nhờ núi mà được nâng cao. Núi nhờ Tháp mà được lưu truyền. Văn vật và võ công dựa vào nhau mà cùng tồn tại, cùng có giá trị, cùng lưu truyền. Võ công và văn vật cùng vì một mục đích sẽ tạo nên sự bất hủ, ý rằng, phải trọng cả văn và võ sẽ tạo nên những kỳ tích muôn đời.

  Vào thập kỷ thứ 7 của thế kỷ XIX, thực dân Pháp ráo riết xâm lược đất nước ta. Năm 1863, Pháp chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam bộ, triều đình Huế có phe chủ chiến, có phe chủ hoà. Khi đó, Nguyễn Văn Siêu đã về hưu trí, có thể lấy cớ tự cho mình không có trách nhiệm với thời cuộc. Nhưng với tấm lòng lo đời, Cụ tự thấy mình có trách nhiệm với đất nước, đã cùng sĩ phu Hà thành xây Tháp Bút Đài Nghiên, Đình Trấn Ba và đề chữ ở 3 công trình này, góp tiếng nói sáng suốt, củng cố lòng tin vào truyền thống văn võ của cố đô Thăng Long, của đất nước.

Ở thân Tháp Bút đề 3 chữ "Tả thanh thiên". Tôi hiểu "thanh thiên"là từ nói lửng của thành ngữ "Thanh thiên bạch nhật", và dịch nghĩa 3 chữ "Tả thanh thiên" là:
- Viết giữa thanh thiên bạch nhật
- Viết sự thật đặt trước mặt mọi người.
Tại chân Tháp Bút, phía bên phải, Nguyễn Văn Siêu cho dựng miếu Sơn Thần đề chữ: "Sơn thần miếu" và câu đối:
"Cố điện hò sơn lưu vương khí
Tan từ hương hoả tiếp dư linh".
Nghĩa: "Cố đô núi hồ lưu vượng khí
Đền mới hương lửa tiếp linh xưa".
Ý là: Phải viết về nhũng vấn đề của đất nước, phải nối tiếp truyền thống của cố đô Thăng Long.
Viết sự thật của đất nước, để nối tiếp truyền thống của cố đô Thăng Long là một công việc không mấy ai dám viết. Ai là người dám đảm đương công việc này. Cụ Siêu dựng bia nhỏ đề 5 chữ "Thái Sơn thạch đảm đương". Nghĩa: Người vững vàng dám đảm đương. Ý là người vững vàng phải dám viết sự thật, nói sự thật giữa thanh thiên bạch nhật, đặt ra trước mặt mọi người.
Thần Siêu xây bên cạnh Tháp Bút một Đài Nghiên. Trên tầng sàn đặt nghiên, đó là một cái cửa cuốn trên có bê một cái nghiên bằng đá tạo theo hình nửa quả đào, bằng đá xanh đẽo tạc theo hình nửa quả đào, cắt ngang theo chiều dọc, khoét lõm. Bề dài quả đào 0,97m, bề ngang 0,8m, cao 0,3m, chu vi 2m, có ba con thiềm thừ (con cóc) đội nghiên như ba cái chân kiềng.

User Avatar
by Editor
5.6k points
Vietbeauty Community
Netdepviet Wiki là nơi hỏi-đáp, chia sẻ kiến thức và mọi mặt cuộc sống.
Xem thêm trợ giúp. Hiện tại chỉ mở Wiki cho người dùng có tài khoản Facebook và Gmail đăng nhập

132 questions

120 answers

4 comments

69 users

Related questions

0 answers
0 votes
0 votes
218 views
1 answer
1 vote
1 vote
5.7k views
0 answers
0 votes
0 votes
222 views
Since © 2006 Netdepviet.org All rights reserved. Home | Privacy Policy | Pictures