Mỗi người đều là chuyên gia trong lịnh vực bạn đam mê ! Đăng ký và cùng chia sẻ kiến thức nào
2,310 views
1 vote
1 vote
Xin thông tin về người mang tên Đào Tấn? Được đặt tên cho tuyến đường nối giữa đường Nguyễn Văn Huyên và Liễu Giai: đường Đào Tấn, phường Cống Vị, Quận Ba Đình, Hà Nội.
User Avatar
by Editor
3.1k points

Please log in or register to answer this question.

1 Answer

0 votes
0 votes
Đào Tấn tự Chỉ Thúc, hiệu Mộng Mai, khi ông về ẩn trên núi có thêm một tên hiệu nữa là Mai Tăng.
  Ông sinh ngày 27 tháng 2 năm ất Tỵ (1845 - Thiệu Trị năm thứ 5) tại làng Vinh Thạnh, tổng Nhơn Ân, phủ Tuy Phước, Tỉnh Bình Định. Thuở nhỏ Đào Tấn theo học ông Nguyễn Diêu, tức cụ Tú tài Nhơn Ân. Nguyễn Diêu vốn là một nhà soạn tuồng nên Đào Tấn sớm chịu ảnh hưởng ở thầy.
Năm 1867 (Tự Đức thứ 20) Đào Tấn đỗ Cử nhân, lúc đó ông mới 22 tuổi. Bốn năm sau ông được thọ hàm Kiểm tịch sung vào Ban Hiệu thơ ở Huế. Ban Hiệu thơ thực chất là Ban Sáng tác tuồng do chính vua Tự Đức làm chủ.
Năm 1874 ông được thăng Biên tu rồi Tu soạn kiêm Tri phủ Quảng Trạch (Quảng Bình), sau đó thăng Thừa chỉ rồi Thị độc nội các.
Năm Tự Đức thứ 33 (1880) Đào Tấn được thăng Thị giảng học sĩ - Tham tá các vụ. Năm 1881 ông được thăng Hồng Lộ tự khanh, lãnh Phủ doãn Thừa Thiên. Sau khi Tự Đức chết, Đào Tấn bỏ quan về nhà nên bị triều đình hạ 4 bậc. Thời gian ở quê nhà có lãnh tụ Cần vương Mai Xuân Thưởng đến mời Đào Tấn tham gia nghĩa quân, nhưng ông lấy cớ phải phụng dưỡng mẹ già. Đào Tấn bỏ đi tu ở chùa Linh Phong (tục gọi là chùa ông Núi).

Năm 1886 Đồng Khánh lên ngôi cho triệu Đào Tấn ra làm Tham tá các vụ, năm sau được bổ nhiệm Phủ doãn Thừa Thiên rồi Tham tri Bộ Hộ (1888).

Năm Thành Thái thứ nhất (1889) Đào Tấn được bổ nhiệm Tổng đốc An Tịnh (Nghệ An - Hà Tĩnh) rồi Thượng thư Bộ Công (1894), Thượng thư Bộ Hình (1896). Năm 1898 Đào Tấn được thăng Hiệp tá Đại học sĩ lãnh Nam Nghĩa Tổng đốc (Quảng Nam - Quảng Nghĩa) rồi lại làm An Tịnh Tổng đốc lần thứ hai . Năm 1902 Đào Tấn trở về Huế lại lãnh Thượng thư Bộ Công. Năm 1904 nhưng có mâu thuẫn với Thượng thư Bộ Lại Nguyễn Thân, Đào Tấn về hưu, lúc đó ông vừa tròn 60 tuổi. Ông mất vào ngày rằm tháng 7 năm 1907 (Thành Thái thứ 19), thọ 63 tuổi. Phần mộ của ông đặt trên núi Hoàng Mai tại quê nhà.

Về tác phẩm, Đào Tấn đã để lại gần 40 vở tuồng bao gồm cả những vở sáng tác chung và cải biên, chỉnh lý - Trong đó có giá trị về tư tưởng cũng như văn học, ví như: Trầm Hương Các, Hộ sanh đàn, Hoàng Phi Hổ quá Giới Bài quan, Trương Phi Cổ Thành... Đào Tấn còn để lại gần 1000 bài thơ, từ, tản văn và liễn đối trong các tập: Mộng Mai ngâm thảo, Mộng Mai thi tồn, Mộng Mai từ lục, Mộng Mai văn sao. Năm 1987 Sở văn hoá Thông Tin Nghĩa Bình cho in cuốn Hý trường tuỳ bút của Đào Tấn . Đây là tập sách có tính chất lý luận, tập hợp những bài viết, thư từ trao đổi của Đào Tấn xung quanh nghệ thuật Tuồng.

Theo gia phả họ Đào thì Đào Tấn còn sáng tác âm nhạc. Ông từng đã được nhà vua giao soạn nhiều Nhạc chương khúc điệu để phục vụ triều đình. Tiếc rằng những nhạc chương khúc điệu đó ngày nay đã bị thất truyền.
User Avatar
by Newbie
1.7k points

Sponsors


Vietbeauty Community
Netdepviet Wiki là nơi hỏi-đáp, chia sẻ kiến thức và mọi mặt cuộc sống.
Xem thêm trợ giúp. Hiện tại chỉ mở Wiki cho người dùng có tài khoản Facebook và Gmail đăng nhập

131 questions

119 answers

4 comments

68 users

ADVERTISEMENT

Related questions

1 answer
0 votes
0 votes
812 views
peterpan asked Oct 31, 2014
1,624 views
peterpan asked Oct 31, 2014
by peterpan Editor
3.1k points
1 answer
1 vote
1 vote
1.6k views
admin asked Aug 4, 2022
137 views
admin asked Aug 4, 2022
by admin Editor
5.6k points
0 answers
0 votes
0 votes
137 views
chuteu asked Aug 25, 2020
126 views
chuteu asked Aug 25, 2020
by chuteu Newbie
1.7k points
0 answers
0 votes
0 votes
126 views
0 answers
0 votes
0 votes
3.7k views
Since © 2006 Netdepviet.org All rights reserved. Home | Privacy Policy | Pictures